351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Ấn Độ sẽ thiếu hụt 189.000 tấn cao su thiên nhiên trong năm nay

Ấn Độ sẽ thiếu hụt 189.000 tấn cao su thiên nhiên trong năm nayNgành sản xuất lốp xe nước này đã yêu cầu chính phủ cho phép nhập khẩu miễn thuế 200.000 tấn cao su thiên nhiên.

Ấn Độ dự kiến thiếu 189.000 tấn cao su thiên nhiên trong tài khóa 2011/12 (tháng 4/2011 – tháng 3/2012) và ngành sản xuất lốp xe nước này hôm qua đã yêu cầu chính phủ cho phép nhập khẩu miễn thuế 200.000 tấn.

Tổng giám đốc Hiệp hội Các nhà sản xuất Lốp xe Ấn Độ (AITMA) ông Rajiv Budhraja cho biết, trong 4 năm qua, sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ chỉ tăng bình quân 1%, trong khi tiêu thụ tăng 15%. Trong tài khóa hiện nay, tiêu thụ cao su sẽ bỏ xa sản lượng tới 189.000 tấn.

Theo ông, với các công suất mới và mở rộng sản xuất của các công ty sản xuất lốp xe nhằm phục vụ nhu cầu bùng nổ của ngành ô tô, tiêu thụ cao su sẽ tăng thêm 15.000 tấn trong tài khóa này.

Ủy ban Cao su Ấn Độ trước đó dự kiến tiêu thụ sẽ tăng thêm 40.000 tấn trong tài khóa hiện tại và khoảng cách so với sản lượng là 75.000 tấn. “Số liệu ước tính tiêu thụ bảo thủ của Ủy ban có thể tác động đến các chính sách mới đối với ngành”, ông Budhraja nói.

AITMA và Hiệp hội Các ngành Công nghiệp Ấn Độ (AIRIA) đã trình bày trước Ủy ban Cao su tại Kottayam rằng nước này nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong chính sách can thiệp khẩn cấp bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu để đảm bảo kịp thời nguồn cung và giá cả cạnh tranh phục vụ ngành công nghiệp trong nước.

Ông Rajiv Budhraja cho rằng, với quan điểm khoảng cách giữa cầu và cung cao su thiên nhiên ngày càng rộng và tăng trưởng của ngành lốp xe, việc gia tăng khối lượng nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất trong nước. Kết quả là, các sản phẩm giá trị gia tăng của cao su thiên nhiên, đặc biệt là lốp xe, sẽ được sản xuất ở bên ngoài đất nước, đặc biệt là Trung Quốc – nơi luôn sẵn sàng đảm bảo nguồn cung cho ngành công nghiệp thông qua các can thiệp kịp thời, bao gồm cả việc thuê đất ở nước ngoài để trồng cao su.

Chủ tịch của AIRIA là Vinod Simon cũng cho biết, với sự thiếu hụt ngày càng lớn, nhập khẩu cao su thiên nhiên là không thể tránh khỏi và nếu không nhập thì cơ hội tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng trong nước sẽ hạn chế.

Phương Thảo – cafeF
Theo PTI
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay