351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía bắc kéo dài từ cuối tháng 12 đến nay, với nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm gần đây trong cùng thời kỳ, đặc biệt vùng núi cao đã xuất hiện băng giá, gây hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cao su.

Trước tình hình trên, Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh miền núi phía bắc có trồng cây cao su phối hợp với các Công ty cao su trên địa bàn tập trung thực hiện một số công tác sau: 

– Tiếp tục theo dõi tình hình sinh trưởng của cây cao su đã trồng trên địa bàn, đặc biệt là đối với diện tích cao su trồng mới năm 2010. Đánh giá khả năng chịu rét của các vùng trồng cao su. Đối với những diện tích quy hoạch trồng cao su trên đất lâm nghiệp phải tuân thủ đúng thủ tục, trình tự theo Thông tư số 58/2009/BNNPTNT nhằm giảm thiểu rủi ro trong phát triển cao su cho vùng. 

– Đánh giá khả năng thích ứng của giống cao su theo 3 nhóm: nhóm giống chủ lực là các giống có khả năng thích ứng rộng; nhóm giống có triển vọng cho vùng, nhóm giống trồng thăm dò và thử nghiệm gồm một số giống mới lai tạo hoặc nhập nội là căn cứ để bố trí cơ cấu giống cao su cho vùng trong thời gian tới. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, kiên quyết xử lý cơ sở sản xuất, nhập khẩu cung ứng giống cao su không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, chuẩn bị nguồn giống tốt để phục vụ kế hoạch trồng mới năm 2011. 

– Trồng dặm kịp thời những diện tích cao su bị mất khoảng bằng cây giống đủ tiêu chuẩn, tăng cường chăm sóc bằng các biện pháp như: bón phân, tủ gốc, chăm sóc để cây cao su phục hồi sinh trưởng sau đợt rét. Đối với vườn ươm cao su và vườn nhân phun nước vào sáng sớm để giảm tác hại của sương muối. 

– Kiểm tra, đánh giá về thời vụ trồng, kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc như phân bón, trồng xen đối với diện tích cao su đã trồng ở các vùng trên địa bàn để có đề xuất điều chỉnh kịp thời quy trình kỹ thuật trồng cao su phù hợp cho vùng miền núi phía bắc. 

– Theo dõi sát diễn biến của thời tiết để tiếp tục có biện pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả, đảm bảo phát triển cao su bền vững ở miền núi phía bắc.

Thanh Thúy – TTKNQG

 

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay