351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Tính đến hết năm 2010, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã trồng 25.962 hécta cao su tại Campuchia và có kế hoạch trồng thêm 25.000 hécta trong năm nay.

Giá cao su trên thị trường thế giới liên tục lập kỷ lục bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, khiến nhu cầu mua vào gia tăng và thúc đẩy các nước trồng cao su mở rộng diện tích để tận dụng nguồn nhu cầu vô độ.

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tokyo (Sở giao dịch hàng hoá Tokyo – Tocom), được coi là giá tham chiếu của thị trường cao su toàn cầu, đã leo lên mức cao kỷ lục 535,7 yên, tức 6,44 USD/kg hôm 18/2 vừa qua do những lo lắng về nguồn cung và hoạt động mua đầu cơ mạnh mẽ từ các quỹ hàng hoá. Giá tăng tại Tokyo đẩy giá cao su thiên nhiên ở châu Á tăng theo, trong đó cao su tấm hun khói RSS3 của Thái Lan ở mức kỷ lục 6,4 USD/kg.

Vài phiên gần đây, giá tuy có điều chỉnh giảm do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư, nhưng đã tăng trở lại kể từ phiên hôm qua 24/2 do giá dầu tăng mạnh. Triển vọng giá sẽ duy trì ở mức cao trong 2 tháng tới do các nước sản xuất hàng đầu bước vào mùa khô, cây cao su rụng lá và cho năng suất rất thấp, trong khi giá dầu tăng mạnh trên thị trường thế giới thúc đẩy nhu cầu cao su thiên nhiên thay thế cao su tổng hợp. Tuy nhiên, từ giữa năm giá có thể quay đầu giảm do cung tăng trở lại.

Giá cao su tăng không ngừng đã khuyến khích nông dân ở các nước sản xuất đẩy mạnh hoạt động khai thác mủ càng nhiều càng tốt và mở rộng diện tích trồng trọt, cho dù những diện tích mới này chỉ cho vào khai thác sau 5 – 6 năm nữa.

Tại Thái Lan, các nhà đầu tư đang thúc đẩy hoạt động trồng cao su ở Lào do nước trồng cao su lớn nhất thế giới này phải dành đất cho các cây lương thực khác chẳng hạn như gạo và đường – những hàng hoá cũng đang có nhu cầu cao và giá tăng không ngừng.

 Ở Indonesia, các nhà sản xuất dù hiện tại đang trì hoãn hoạt động trồng mới và tận dụng các cây già cỗi do giá quá cao, nhưng họ cũng có kế hoạch tăng diện tích cây trồng này.

Việt Nam cũng đang tăng cường diện tích cao su ở nước ngoài. Tính đến hết năm 2010, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã trồng 25.962 hécta cao su tại Campuchia và có kế hoạch trồng thêm 25.000 hécta trong năm nay.

Giá tăng không những khuyến khích các nước sản xuất mở rộng diện tích để tăng lợi nhuận mà còn buộc các nước tiêu thụ quan trọng phải đầu tư trồng cao su nhằm tránh phải mua nguyên liệu với mức giá cao kỷ lục. Trung Quốc được xem là một thí dụ điển hình khi nước này đang bắt đầu trồng cao su ở Việt Nam và Campuchia, đồng thời cố gắng sản xuất cao su tấm hun khói để phục vụ ngành sản xuất lốp xe trong nước và giảm nhập khẩu.

Nguyễn Hằng (cafeF.vn)
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay