351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

công nghiệp, cao su, đổi mới

công nghiệp, cao su, đổi mớiVới những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam rất có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu mủ cao su thiên nhiên.


Các chuyên gia kinh tế đã từng xếp cao su là nông sản xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo. Song cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản khác, hiện Việt Nam vẫn phải đối mặt với tình trạng xuất khẩu thô sản phẩm. Đổi mới trong sản xuất và xuất khẩu đã và đang là đòi hỏi bức thiết đối với ngành trong tương lai.

Lợi thế trời cho

Trong suốt ba thập kỷ qua, Việt Nam đã tận dụng triệt để các điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển mạnh loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao này. Theo số liệu của Tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), trên thế giới hiện nay có khoảng 30 quốc gia tham gia trồng loại cây này, trong đó Việt Nam là một trong năm nước có diện tích trồng lớn nhất. Theo đó, trong vòng nửa thế kỷ qua, Indonesia vẫn đứng đầu về diện tích trồng cao su với gần một phần ba tổng diện tích cao su của thế giới. Thái Lan đứng thứ hai (với 20,6%). Việt Nam tuy cũng nằm trong hàng đại gia với diện tích trồng cao su lớn trên thế giới.
Theo các số liệu thống kê, trong vòng 10 năm 1999-2008, trong khi tổng sản lượng cao su của Việt Nam chỉ đạt 4,236 triệu tấn, thì tổng khối lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới đã đạt 4,908 triệu tấn, tức là tổng khối lượng xuất khẩu cao hơn tổng sản lượng 673.000 tấn và 15,9%. Ngoài ra, một động thái tích cực khác của mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực này là giá cao su của Việt Nam vẫn cao hơn giá bình quân của thế giới tới 26,1 %.

Để cây cao su phát triển bền vững

Tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành này, nhưng hiện VN đang quá chú trọng vào việc xuất khẩu nông sản thô ra thị trường thế giới, trong khi việc đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị công nghiệp chuyên dụng để biến những nguồn nguyên liệu trên thành những sản phẩm tinh chế có giá trị cao hơn nhiều lần thì vẫn còn để ngỏ. Trong bối cảnh đó, đã không ít lần ngành công nghiệp chế biến các chế phẩm từ cao su đã phải kêu trời vì thiếu nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Điển hình như trường hợp của các đơn vị kinh doanh mặt hàng này như Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina), công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, công ty cổ phần cao su Sao Vàng có thời điểm phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su thô để sản xuất và giá thì lên cao kỷ lục tới trên 300%.
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt trong kế hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, với diện tích 800.000ha; mở rộng trồng cao su ra các vùng mới, như Tây Bắc, duyên hải miền Trung…; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển cây cao su. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang quan tâm đến những giải pháp ổn định giá cao su thiên nhiên. Mặc dù chưa là thành viên của Hội đồng cao su quốc tế ba bên, Việt Nam vẫn tích cực chuẩn bị đủ điều kiện, để khi cần sẽ thông qua các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Cao su, mua vào dự trữ khi giá cao su xuống thấp dưới mức giá thành, với mức dự trữ từ 100.000-200.000 tấn. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã có nhiều ý kiến trình Chính phủ quan tâm xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp khác, đặc biệt là các nhà máy sử dụng nguyên liệu từ cao su thiên nhiên, trên cơ sở liên doanh, hợp tác với các nước. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết có một số chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất đai, địa điểm và sử dụng lao động, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cao su thiên nhiên để ngành hàng phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai.
Anh Phương
http://vccinews.vn
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay