351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Khoảng giữa tháng 9/2012, giá cao su SMR20 của Malaysia tại thị trường trong nước có thể tăng lên 10 ringgit/kg từ mức 7,47 ringgit, theo Chủ tịch Tổng cục Cao su Malaysia, ông Ahmad Hamzah phát biểu ngày 26/8/2012.

Ông đã dựa vào dự định của các nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới đó là Malaysia, Thái Lan và Indonesia nhóm họp vào cuối tháng 8 để thảo luận về giải pháp hiệu quả nhằm ổn định giá cao su.
 
Đại diện 3 nước cùng với đại diện các quan sát viên từ Trung Quốc và Ấn Độ có cuộc họp tại Hội nghị quốc tế giữa ba nước sản xuất cao su được tổ chức tại Bandung, Indonesia.
 
“Mục đích của cuộc họp nhằm ổn định giá cao su theo hướng có lợi cho các tiểu điền tại 3 nước sản xuất cao su lớn trên thế giới”, Chủ tịch đã cho biết vào ngày 26/8/2012, sau kỳ nghỉ lễ Hari Raya ở Umbai.
 
Ông Ahmad, cũng là nghị sĩ quận Jasin, (bang Malacca, Malaysia) đã phát biểu, theo dữ liệu ngày 17/8, giá SMR20 ở mức 7,47 ringgit/kg, và giá này chỉ tăng lên 7,74 ringgit/kg vào thứ sáu (24/8), theo thông báo tại hội nghị ở Bangdung.
 
“Trong bối cảnh này, tôi có thể nói rằng giá SMR20 sẽ rất có khả năng tăng lên 10 ringgit/kg sau các thoả thuận đạt được của hội nghị nhằm ổn định giá hàng hoá cao su. Điều này sẽ bất chấp tình hình kinh tế hiện tại của các nước châu Âu là bên mua cao su chủ yếu của các nước Malaysia, Thái Lan và Indonesia”.
 
Ông Ahmad cho biết, với sự hỗ trợ này, các tiểu điền cao su đặc biệt ở Malaysia sẽ được nhiều lợi ích sau hội nghị ở Bandung.
 
Bên cạnh sự ổn định giá, ông Ahmad cho biết thêm, hội nghị cũng sẽ thảo luận các giải pháp tái canh tốt nhất để ngăn chặn không để xảy ra tình trạng rớt giá tại Malaysia, Thái Lan cũng như Indonesia.
 
“Bất kỳ tình hình rớt giá nào tại một trong 3 nước nói trên đều sẽ làm bất ổn trong giá cả cao su”.
 
Theo ông Ahmad, mục tiêu của Tổng cục Cao su Malaysia là nhằm củng cố chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Chính phủ trong Khu vực Kinh tế trọng điểm của quốc gia để đảm bảo duy trì giá cao su ở mức cao.
 
“Chúng tôi sẽ tăng cường việc tái canh cây cao su trên khắp cả nước để mặt hàng này có thể đóng góp thêm vào GDP của quốc gia.”

 
New Straits Times, Malaysia, 27/8/2012
Hiệp hội Cao su Việt Nam biên dịch (H.N),
nguồn http://www.anrpc.org

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay