351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Tỉnh Phú Yên đã có khoảng 3.600ha cao su. Nhưng do bán qua thương lái nên nhiều người trồng cao su không có lãi. Họ đang đêm ngày chờ Nhà máy Chế biến cao su Phúc Nguyên đi vào hoạt động.

Thương lái ép giá như cơm bữa  

Tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), nông dân đã đầu tư trồng 2.800ha cao su, trong đó, khoảng 1.000ha đang đi vào khai thác. Thương lái đang mua mủ cao su tươi với giá 13.000-14.000 đồng/kg, mủ đông 18.000-19.000 đồng/kg và mủ khô khoảng 62.000 đồng/kg.

Nông dân huyện Sông Hinh (Phú Yên) khai thác mủ cao su. Đức Tuấn

Trong khi tại một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, giá mủ cao su đông đã trên 20.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Mừng (ở xã Ea Bar, Sông Hinh) cho hay, với khoảng 1.000 cây cao su đang khai thác, riêng chi phí thuê công cạo, thu gom mủ mất trên 300.000 đồng/ngày. Trong khi số mủ thu được bán khoảng 700.000 đồng/ngày, trừ các khoản chi phí thuê mướn, phân, thuốc, công chăm sóc,… thì hiện nay người trồng cao su không có lãi.  

Thông tin xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su đầu tiên của tỉnh đặt tại xã Ea Bar (Sông Hinh) được hàng ngàn nông dân trồng cao su rất quan tâm. Ông Lê Văn Xuân (ở xã Ea Trol, Sông Hinh) cho biết: “Mấy năm nay, sản phẩm mủ cao su rất bấp bênh, giá cả không ổn định, các thương lái thu mua mủ cao su thường ép giá khi nông dân khai thác mủ đại trà. Chúng tôi mong muốn nhà máy chế biến mủ cao su sớm hoàn thành và khi đi vào hoạt động thì việc giá cả thu mua sản phẩm phải hợp lý…”.

“Khi nhà máy đi vào hoạt động, công ty sẽ tiến hành thu mua sản phẩm là mủ cao su của bà con. Đơn vị sẽ cho xe đến từng thôn, buôn và những rẫy tập trung số lượng lớn để thu mua sản phẩm”.

Ông Đặng Minh Hùng  

Vẫn chờ nhà máy  

Từ năm 2008, UBND tỉnh Phú Yên lần lượt giao đất cho 2 đơn vị là Công ty cổ phần VRG Phú Yên (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) và Viện Nghiên cứu cây cao su Việt Nam trồng tập trung 5.000ha cao su và xây dựng 3 nhà máy chế biến mủ. Tuy nhiên, đến nay, 2 đơn vị này chỉ trồng vài trăm ha, đồng thời cũng chưa xây dựng nhà máy chế biến mủ nào…  

Ông Đặng Minh Hùng – Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Phúc Nguyên, cho biết: “Tỉnh Phú Yên đã cho chủ trương để công ty chúng tôi xây dựng nhà máy chế biến cao su. Đến nay, việc xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị máy móc đã đạt khoảng trên 80% khối lượng; dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ đầu tháng 5.2013. Đơn vị dự kiến sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con khoảng 6.000ha và giai đoạn 2 sẽ tăng lên khoảng 12.000ha”.  

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự nói, tỉnh vừa đi kiểm tra tiến độ xây dựng Nhà máy Chế biến cao su Phúc Nguyên và chỉ đạo đơn vị này khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt thiết bị. “Nhà máy này cần phải hoàn thành trong tháng 4.2013 như đã cam kết. Công ty Phúc Nguyên cần có kế hoạch tuyển nguồn lao động tại địa phương và sớm đưa đi đào tạo chuyên môn để phục vụ nhà máy. Đồng thời, khi đi vào hoạt động, nhà máy phải cố gắng mua hết sản phẩm mủ cao su của nông dân với giá cả hợp lý…” – ông Cự nói.  

Ngọc Chung – Đức Tuấn (danviet.vn)

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay