351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Cao su giong, caosugiong.com

Cao su giong, caosugiong.com

Đọc bài “Trồng cao su 10 năm không cho mủ”bỗng thấy có trách nhiệm lên tiếng trước sự tổn thất quá lớn lao của bà con mình.
Cho là nguyên do nào đi nữa,người cung cấp cây giống trực tiếp đến tay người trồng là có trách nhiệm nặng nhất.

Đây cũng là bài học đắt giá cho bà con mình khi trao niềm tin nhầm chỗ!.
Theo thiển ý của chúng tôi,cây cao su 10 năm-cứ cho là cạo trễ-chí ít cũng qua 2 năm cạo,nếu không phân phướn gì cũng cho ít nhất ½ chén nhỏ/lần cạo,cho là thời tiết khí hậu khắc nghiệt thì cây sống được cũng phải cho mủ,dù là rất ít,tạm tính cho vui :
Cứ tưởng tượng mỗi gốc cho một lượng mủ tương đương với một… phin cà-phê(lưng nữa “xây-chừng”) tức khoảng 20gam/lần cạo(50 gốc= 1kg) thì một Ha có:

500gốc  x  0,020g/gốc   =  10kg
. Già sử hàm lượng “bèo” là 25. Giá bán 520đ/độ thì:  
10 kg  x  25   x   520đ   = 130.000đ/lần cạo. Nếu cạo d3 thì mỗi tháng cũng thu được:
130.000đ/lần  x  10 lần  = 1.300.000đồng, dù khiêm tốn cũng gọi là có tiền gạo,mắm.
Vậy “hoàn toàn không cho mủ” là sao?!.

Nếu tất tần tật cao su trồng nơi ấy “ ĐỀU KHÔNG CÓ MỦ”: Rồi ! không thích hợp.
Đàng này chỗ có chỗ không,hoặc da beo thì sao? Cứ cho là bỏ phế,không chăm bón,cũng phải có mủ,không nhiều thì chút ít.Nhìn trong ảnh thấy cỏ đồng dạng với Tây Ninh,cỏ khá tốt chứng tỏ đất không tệ.
Xin đưa ra lý giải của riêng chúng tôi-người viết bài này-mời bà con đánh giá.

Nguyên nhân 1 : Lớp đá tảng cạn,trên dưới 1 mét,rễ cọc khó phát triển,lạnh.Đào giếng thủ công rất khó vì ĐÁ,khoan giếng cũng trầy trật,di dời 5,7 chỗ mới khoan được.Đất này trồng cao su khó phát triển,sản lượng thấp.

Nguyên nhân 2 :Thương quá thành hại !:Quen cày sâu,CUỐC BẪM,một năm cuốc banh-ta-lông sâu 30cm bằng cuốc đực sát gốc 3 hay 4 lượt vào mùa cây phát triển.Coi như tiêu diệt 100% rễ bàng thì không chết là may mong gì phát tán rộng; rễ cọc gánh thêm trách nhiệm nuôi cây là quá sức rồi,mủ đâu mà ứa ra nói chi đến chuyện chảy vào tô ?! .Quy luật muôn đời là “ CÂY CAO RỄ SÂU,TÁN RỘNG RỄ DÀI”(sao không dùng thuốc cỏ lưu dẫn?)

Nguyên nhân 3 :Bón phân trật lất : Dù là 20-20-15 hay DAP,UREA của Thái ,Mỹ….đi nữa mà RÃI THẲNG chờ mưa hay RÃI RỒI TƯỚI ngay cũng khác chi đem phân đi ĐỔ BỎ chín phần.Nên nhớ phân vô cơ phải có thời gian PHÂN HÓA RỒI RỄ MỚI HẤP THỤ ĐƯỢC và dù sâu hay cạn CŨNG PHẢI BÓN KÍN,KHÔNG BÓN LÚC ĐANG MƯA.

Tệ hại nhất là sau khi cuốc banh-ta-lông rồi vội bón ngay thì dù có BÓN SÂM NHUNG CÂY CŨNG… ĐÓI !!!(khác nào dộng cho gãy răng,nát lưỡi,dập môi rồi mời “xực” cơm chiên Dương Châu).Nhớ cho rằng : MIỆNG ĂN CỦA CÂY CAO SU NẰM Ở KHOẢNG TRẮNG CỦA RỄ CÁM,Vậy người ta mới bảo bón theo tán lá.Đắp phân vào gốc khác chi cứu đói bằng cách đặt ổ bánh mì ngay …lỗ rốn trong khi miệng cứ nuốt nước miếng khan,lả dần rồi nghỉ…thở !?.

Nếu không vì những nguyên nhân trên thì đúng là bà con đã TRỒNG CÂY THỰC SINH,là cây trồng hạt mà không ghép,hoặc có ghép thì chỉ là hình thức,thực tế là NÓ GHÉP VÀO NÓ(xem phần sau),cây thực sinh không có mủ!.

Để nhận dạng cao su thực sinh,bà con coi gốc của cây cạo không cho mủ,sẽ thấy khác hoàn toàn cây đã ghép chuẩn : GỐC THỰC SINH SẦN SÙI NHƯ DA ME,có thể dùng tay bóc tung lớp biểu bì-trong khi GỐC CHUẨN TRƠN LÁNG,dùng vật cứng đâm nhẹ thì mủ ứa ra liền.
Cây thực sinh sau 18 tháng sẽ trổ da me từ dưới lên trên dần,cây 4,5 tuổi da me cao khoảng 0.8 – 1.2 mét.
Có thằng cháu hỏi “cà khịa” :-“Chú chỉ con cách sử lý vườn cao su nhà con toàn là thực sinh thì dùng thuốc gì ?”
Tôi “đế” lại ngay :-“Nhỏ cỡ ngón chân cái thì ‘Sun-phát-đờ-DAO’,bằng cổ tay thì xài ‘Phốt-phua-đờ-RỰA’,lớn nữa thì ‘Súp-pe-BÚA’ !.”
Có nghĩa là PHÁ ĐI,TRỒNG MỚI LẠI !.

Tóm lại,đây chỉ là lạm bàn với bà con,trường hợp như trong bài báo nọ cần thiết phải có sự phân tích,đánh giá của các cơ quan chuyên trách như Khuyến Nông,Phòng Nông nghiệp sở tại.

CAOSUGIONG.COM
(còn nữa)
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay