351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Sau 10 năm chăm bẵm, vườn caosu của ông Giám vẫn “điếc” mủ, đường kính gốc chỉ 15cm.

Phần I :Có nhiều người cho rằng làm cây giống cao su rất ‘ngon ăn’ !?.Quả là ngon thiệt nếu phải thời,khớp vụ.Không ngon sao được khi một vài “tay ngang”nào đó bỗng ‘lên đời’xây nhà Thái,mua xế hộp chỉ sau một vài mùa làm “TUM *”,dễ ợt !?.

Thời cao su được cho là “vàng trắng”,khắp nơi đổ xô trồng,từ các tập đoàn, công ty lớn,nhỏ,đến tiểu điền,thậm chí “nhét”được vài cây cũng cố mà bon chen trồng càng làm tăng “khủng hoảng cầu”dẫn đến việc lơ là “chất lượng cung”gây bao hậu quả nghiêm trọng,rồi ngẫm lại để tự trách mình : “Mua lầm chứ bán thì lầm sao được?”!.

Đọc trong báo thấy bà con các tỉnh bạn mua nhằm cây giống trôi nổi của những tay mua đi bán lại-không rành giống,thiếu hiểu biết về yêu cầu kỷ thuật tối thiểu của cây  giống,không nhận dạng được giống-với giá trên trời (17000đồng/cây so với giá xuất vườn 3000-3500đồng/cây stump trần/tháng 5-2010)đem về trồng “cắc ca cắc củm”mà hoặc chết ráo trọi,hoặc mọc với tỷ lệ “dăm bẩy phần trăm”lại èo uột đến nỗi phải ‘xóa đi làm lại’,hoặc may mắn hơn dù phát triển được đấy,nhưng phải gọi là ‘vườn hợp chủng cao su’mới chính danh vì chỉ 200 gốc mà tùm lum giống !

Thương nhất là bà con các tỉnh có rét đậm,rét hại miền Bắc vội vàng triển khai phong trào trồng cao su lại thiếu thông tin kỷ thuật nên chỉ qua vụ rét đầu thì gần như tất cả cây “triển vọng”, “thoát nghèo” đang phới phới tươi xanh bỗng đồng loạt ‘ra đi’làm bà con ta mắt hướng về Nam mà lòng đau đáu : Tại sao cây Cao su làm ‘trong ấy’ giàu lên lại làm cho ‘ngoài này’thêm khốn khó !?.

Đến khi hiểu ra chỉ có RRIM-600,GT-1 và một số giống gốc “Túng Của”mới sống được ở địa phương mình bèn sửa sai thì đã chậm hơn những người trồng ….sau mình vài niên !

Tương tự,nhưng bà con trồng cao su ở Thừa Thiên-Huế lại còn “đau” hơn khi đua nhau trồng giống phát triển nhanh, mủ nhiều,hàm lượng cao RRIV-4(ai cũng ‘ca ngợi rứa’),dè đâu chỉ chú ý ưu ,không thèm quan tâm khuyết điểm là dễ gãy đổ,không thích hợp với vùng có nhiều gió bão.Kết quả là chỉ sau mùa bão hàng năm đã có biết bao nông dân xứ “thần kinh thương nhớ” phải xót xa nhìn ‘nguồn hy vọng làm giàu’ bỗng hầu như bị gió ‘đánh’ gãy ngang,trốc gốc.Hàng đống tiền,bao mồ hôi công sức lâu nay dốc cả vào vườn cây mới bắt đầu trả công cho chủ vườn bằng dòng “vàng trắng” triển vọng bù lại gian lao bằng vàng ròng ‘bốn số ’bỗng bây giờ ‘vàng hai con mắt’ gom củi cao su mà thở vắn than dài!U chao trời!.Khó dữ hè!.

Đơn giản thôi,nếu miền Bắc và miền Trung thuận lợi với cao su thì làm gì có chuyện mộ phu từ những năm 1937, “thằng Tây”mộ và đưa bao nhiêu là “cu-li” xuôi Nam và Cao nguyên làm “công-tra”ở Kon Tum,Daklak,Lộc Ninh,Long Khánh,Dầu Tiếng,Tây Ninh…(Mẹ của người viết bài này từng là công nhân đồn điền Tây ở “Ban-mè-Tút”-Đắc lắc bây giờ-)

Trở lại quanh mình,cạnh những bà con nắm bắt thông tin nhanh nhạy đã‘hy sinh’vườn cây gần 2 năm tuổi vùng gần núi Bà để trồng thay vào đó các giống mới,ưu thế hơn như RRIV 106 (LH 83/85),IRCA-130,RRIV 124 (LH 90/952) vẫn còn có người-dù được khuyến cáo,ngăn cản chân tình-cứ nằng nặc đòi cho được giống RRIV 4 để trồng.

Đáng tiếc cho những bà con này vì tiếp thu được những nguồn tin “đâu đó” hoặc nghe nói ông này bà nọ có mấy mẫu “RÊU BỐN” cạo mủ thấy mà ham,đếm tiền ‘đã’ tay, “no nứt trứng”!nên cũng bắt chước tìm mua “RÊU BỐN” trồng cho bằng thiên hạ.

Đúng là đã một thời “RÊU BỐN”(RRIV 4) với sản lượng và hàm lượng mủ vô địch đã góp phần lớn tăng số tỷ phú nhờ cao su cũng như khá đông chủ cao su tiểu điền phất lên thấy rõ.

Thế nhưng “ngày ấy xa rồi”!.Từ những năm 2006,2007 những tin xấu về nhược điểm dễ gãy đổ mùa mưa bão đã ngày càng nhiều đến độ các cơ quan chuyên môn phải ra khuyến cáo dừng trồng mới ở các vùng không thuận lợi và giảm diện tích ở những nơi dù được cho là thuận lợi(!)

Chưa hết !,nỗi  “kinh hoàng của người trồng cao su”lại ập đến,(trích) ‘ Như NNVN đã thông tin, dịch “ết” bệnh rụng lá cao su do nấm Corynespora cassiicola đang hoành hành ở miền Đông Nam Bộ, gây nên sự thiệt hại to lớn.’(hết trích),mà mẫn cảm nhất với “nàng”nấm Corynespora chuyên DIỆT cao su lại là “chàng” RÊU BỐN (RRIV 4) ‘yêu quý’của nhà vườn chúng ta !!!.

Từ 2009 giống RRIV 4 đã thuộc về “DĨ VÃNG”!.Nhiều người chỉ nghe tên đã nổi gai ốc,rùng mình !.

“Lỡ” trồng rồi thì gồng mình chịu đã đành.Tại sao bây giờ vẫn cứ khăng khăng rước lấy cái “họa”vào người ???.(còn nữa)

CAOSUGIONG.COM

*TUM    = STUMP : còn gọi “ stump trần”,là gốc cây cao su con đã lai ghép hoàn chỉnh,có rễ cọc đạt yêu cầu,được nhổ lên,cắt ngọn và xử lý theo quy định chung.Sản phẩm có thể trồng thẳng vào vườn được gọi là trồng “stump trần” .Hoặc có thể cắm vào bầu đất,chăm sóc đến khi có đủ tầng lá yêu cầu mới đem ra trồng,lúc này được gọi là trồng bầu cặm(cắm)

 

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay