351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Bệnh nứt chết lại do nấm gây hại trên cây cao su và cách trị bệnh

Bệnh nứt chết lại do nấm gây hại trên cây cao su và cách trị bệnhĐể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB) của cây cao su, trong những năm gần đây các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn CNCS VN đã sử dụng nhiều cây giống có từ 1 đến 5 tầng lá thay vì sử dụng stump trần, bầu cắt ngọn.

Tuy nhiên, gần đây, một loại bệnh xuất hiện đã gây hại nặng cho cây cao su giống có tầng lá dẫn đến chết lại, không những cho vườn bầu mà còn vườn cây kiến thiết cơ bản. Đó là bệnh nứt chết lại do nấm (Botryodiplodia theobromae Pat).

Tác nhân và điều kiện phát sinh bệnh

Đây là loại bệnh do nấm Botryodiplodia theobromae Pat bộ Sphaeropsidales, nhóm Fungi Imperfecti gây ra. Loại nấm này sống ở vùng nhiệt đới, bào tử có hình oval với kích thước 189 – 886 X 154 – 704 µm và thường có vách ngăn nằm ở vị trí chính giữa. Trong quá trình sống ký sinh và hoại sinh, nấm tiết ra cellulase (ß-glucosidase) để phân hủy cellulose và hemicellulose của mô gỗ.

Nấm hình thành bào tử trên bề mặt của vết bệnh và phát tán nhờ gió, mưa, côn trùng… và nhiễm vào cây ký chủ (chủ yếu qua vết thương cơ giới hay vết thương do những loại bệnh khác tạo ra). Trong năm, nấm hoạt động mạnh vào giai đoạn mùa mưa, đồng thời ký sinh trên nhiều loại cây trồng khác, tấn công hầu hết các bộ phận của cây, gây ra các hiện tượng chết lại (die-back) trên chồi hay toàn bộ hệ thống rễ, thối trái…

Triệu chứng

Tại vườn stump và vườn bầu, nấm thường gây hại tại vị trí mắt ghép, bắt đầu vào thời điểm mở băng, gây ra hiện tượng chết lại mắt ghép hay toàn bộ chồi. Triệu chứng ban đầu với vết lõm có màu đậm hơn, sau đó lan rộng và chết không toàn bộ. Vỏ bị chết xuất hiện những đốm nhỏ màu đen chứa nhiều bào tử. Phần gỗ bị chết có màu trắng với những vân nhỏ màu nâu đen (là khuẩn ty xâm nhiễm vào gỗ), vỏ chết khó tách khỏi gỗ.

Đối với vườn cây KTCB, trên chồi với vết nứt có dạng hình thoi, sau đó phát triển theo hướng lên trên và xuống dưới. Tại vết bệnh có hiện tượng mủ rỉ ra, sau đó bị hóa đen do oxy hóa, phần vỏ và gỗ bị khô, xốp. Khi vết bệnh lan rộng, tán lá non sẽ khô và héo rũ nhưng không rụng, trên phần vỏ bị chết xuất hiện những đốm có màu nâu đen và chứa vô số bào tử; thời gian xuất hiện bệnh đến khi cây chết hoàn toàn kéo dài 4 – 6 tuần. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa và gây hại cho cây từ năm thứ nhất đến năm thứ 3; mức độ gây hại rải rác hay tập trung 10 – 15 cây/điểm.

Bệnh nứt chết lại do nấm thường xảy ra trên vỏ đã hóa nâu, nặng ở vùng tái canh. Vị trí gây hại bắt đầu từ thân và tiếp giáp với mặt đất; thường xuất hiện trong mùa mưa (từ tháng 6 – 11 hàng năm) và dễ nhiễm trên các loại giống RRIV4, PB235, 260 và VM515.

Các bước phòng trị bệnh

Để điều trị bệnh này có hiệu quả tối ưu, Viện nghiên cứu Cao su VN đã khuyến cáo và áp dụng biện pháp phòng trị bằng hóa chất tại một số đơn vị sản xuất, cụ thể: Dùng thuốc trừ nấm gốc Carbendazim (QT 2004); phối hợp CarbendazimHexaconazole theo tỷ lệ 2:5 pha ở nồng độ 0,5%.

Ngoài ra, các đơn vị nên dùng các loại thuốc pha trộn sẵn như: Vixazol 275SC, Arivit 250SC nồng độ 0,5%. Đây là những loại thuốc được Viện khảo nghiệm có hiệu quả cao và chi phí thấp hơn so với các loại khác. Bên cạnh đó nên phối hợp chất bám dính để tăng hiệu quả và hạn chế sự rửa trôi do nước mưa (dùng bình phun ướt toàn bộ phần bị nhiễm 2 – 3 lần với chu kỳ 10 ngày/lần.

(Theo tài liệu của Viện nghiên cứu Cao su VN)

 

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay