351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Cao su bị bệnh phấn trắng ở ấp Thanh Bình xã Thanh lương thị xã Bình LongĐi một vòng những vùng trồng nhiều cao su như xã Thanh Phú, xã Thanh Lương, phường Hưng Chiến thuộc thị xã Bình Long và một số vùng khác của tỉnh Bình Phước, tôi thấy những vườn cao su bị bệnh phấn trắng rất nặng, kể cả những vườn cao su thời kỳ khai thác và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên thấy rất ít người nông dân quan tâm phòng trị.

Tôi có hỏi một số người tại sao không phòng trị thì họ cho rằng: do chủ quan vì thấy đây là một loại bệnh không làm chết cây cao su như một số bệnh khác; nếu đợt lá bệnh rụng hết thì sẽ có lớp lá mới thay thế, hơn nữa cây cao su cao quá cũng khó xịt thuốc. Ngoài ra, lúc này người nông dân phải dọn vườn điều để chuẩn bị thu hoạch nên cũng ít người quan tâm. Thiết nghĩ rằng đây cũng là một trong những lý do bao năm nay cây cao su bị bệnh phấn trắng mà không được sự quan tâm của người nông dân, nhưng nếu tính toán kỹ một chút thì thiệt hại về kinh tế do bệnh phấn trắng hại cây cao su là không hề nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Oidium heveae steinm

• Phân bố: Khắp các vùng trồng cao su ở Việt Nam

Tác hại: Bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên moị lứa tuổi, phổ biến khi cây vào mùa ra lá non, ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cao su ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong thời kỳ khai thác sẽ kéo dài thời gian ra lá, cây bị mất sức; bộ lá – phần quang hợp quan trọng của cây sẽ lâu ổn định, mở miệng cạo trễ dẫn đến năng suất, sản lượng mủ giảm;

Triệu chứng: Trên nấm bệnh có nấm trắng ở hai mặt lá, lá có màu nâu và xanh nhạt là giai đoạn mẫn cảm nhất, sẽ bị rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, sau giai đoạn này lá không bị rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lổ có màu nâu trên phiến lá. Sau khi bị nấm xâm nhiễm 7-10 ngày, nhiều bào tử hình thành trên vết bệnh có bột màu trắng hai mặt lá và nhiều ở mặt dưới lá. Lá rụng từng lá chét một để trơ cuống, sau đó những cuống này cũng bị rụng. Các dòng vô tính bị nhiếm bệnh nặng: VM515, PB235, PB255, RRIV, GT1…

Biện pháp phòng trừ:

Do những tác hại trên nên người nông dân cần lưu ý tới việc phòng trị bệnh phấn trắng cho có hiệu quả gồm các biện pháp sau ( theo khuyến cáo của Chi cục BVTV tỉnh Bình Phước):

– Thăm vườn cao su thường xuyên để sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp, kịp thời;

– Ở những vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn cây năm trước đã bị bệnh, căn cứ vào sự ra lá mới để quyết định sử lý bằng cách phun thuốc trực tiếp lên cây ngay trong mùa bệnh;

– Các loại thuốc sử dụng phổ biến hiện nay là: Kumulus 80DF, Sulox 80WP nồng độ 0,3%, phun thuốc sulox 80WP trong giai đoạn chồi đọt chuẩn bị cho đợt lá đầu tiên hoặc khi phát hiện có dấu hiệu bệnh nồng độ từ 2-2,2%. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Hexaconazole như Anvil 5SC, Callinex 50SC nồng độ 0,15% phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng khi có 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày vào buổi sáng ít gió;

– Nên phun thuốc đúng thời điểm, thuốc đạt hiệu quả cao là giai đoạn búp lá (lá có màu tím nhạt);

– Có thể kết hợp phun thuốc Sulox 80WP với phân bón lá cao cấp Multi-K nhằm tăng cường khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của cây cao su với liều lượng 2-3kg phân Multi-K/1000 lít nước và phun kết hợp với thuốc sulox ở lần sử lý thứ 2;

– Để đảm bảo cây cao su sinh trưởng phát triển tốt trong thời kỳ rụng lá và ra lá non, sớm ổn định tán lá, tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại bà con cũng cần có biện pháp chăm sóc và khai thác hợp lý, cụ thể: bón phân cân đối, tăng lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định, vệ sinh vườn cây ngay trong và sau khi rụng lá.

Nguyễn Thị Hạnh – Trạm KN Bình Long – khuyennongvn.gov.vn
 
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay