351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

cao su giống, giống cao su, mua bán cao su

cao su giống, giống cao su, mua bán cao su1. Trồng bầu thay cho tum trần
Trồng bầu có nhiều ưu điểm như tỷ lệ sống cao, vườn cây đồng đều, số cây đạt tiêu chuẩn cạo mủ cao và sớm hơn so với tum trần là 10 tháng.
Hiện nay, các công ty cao su thuộc Tổng Công ty sử dụng hoàn toàn cây bầu trong trồng mới.


2.Giống mới thích hợp:
Gồm các giống trong cơ cấu giống cao su khuyến cáo cho từng vùng giai đoạn 2002 – 2005 của Tổng CTCSVN: RRIV 2, RRIV 4… (giống lai tạo của Viện NC cao su được công nhận sử dụng diện rộng), PB 260 (Mã Lai) và RRIC 121 (Sri Lanka).
3. Chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản (KTCB):
Phủ gốc bằng màng phủ nông nghiệp:
Sử dụng màng phủ PE cho cao su đã hạn chế được cỏ dại, tiết kiệm được từ 80 – 90% công làm cỏ, hạn chế sự rửa trôi của đất và sự thoát hơi nước.

Bón phân qua lá:
Bón phân lên lá là một TBKT nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn cho việc bón phân cho đất. Phân bón lá thường là hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng hòa tan trong nước với nồng độ thật loãng hoặc là phân urê ở nồng độ 1,0% – 1,5%.
Trong giai đọan 12 tháng đầu sau trồng áp dụng màng phủ nông nghiệp và phân bón lá có tác dụng tốt đến sinh trưởng cây cao su.
Kết quả từ các mô hình khẳng định có thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 1 năm so với qui trình thông thường và tỉ lệ cây đưa vào khai thác năm đầu có thể đạt >  70% cao hơn so với qui trình thông thường (50%).
4. Chọn chế độ cạo mủ thích hợp:
– Căn cứ vào đặc tính giống: Ví dụ DVT PB 235, VM 515, RRII 105, PB 260… có sản lượng cao sớm, thích hợp với cường độ cạo nhẹ như d/3 hoặc chế độ kích thích với số lần bôi trong năm ít hơn. Trái lại GT 1, RRIM 600, PB 217, PR255, PR 261… là những DVT khởi động chậm cần được kích thích để hoạt hóa quá trình biến dưỡng của hệ thống ống mủ nên có thể tăng số lần kích thích trong năm.
– Căn cứ tình trạng vườn cây để có những quyết định phù hợp, ví dụ năm có tỷ lệ bệnh phấn trắng cao nên phải chậm khai thác để cây tái tạo lại bộ lá tương đối hoàn chỉnh mới có thể khai thác, hoặc có năm hạn kéo dài cần lùi lại thời gian bôi chất kích thích, v.v…
– Chế độ cạo phổ biến các vườn cao su tiểu điền là 1/2S d/2 (cạo nửa vòng chu vi thân, ngày cạo ngày nghỉ), nhiều nơi áp dụng nhịp độ cạo d/1 (cạo mỗi ngày). Với chế độ cạo như vậy sẽ mau chóng tiêu hao vỏ cạo, năng suất thấp, cây bị khô miệng cạo nhiều, chu kỳ khai thác chỉ trong vòng 12 – 15 năm. Áp dụng chế độ cạo nhịp độ thấp kết hợp kích thích sớm đã tiết kiệm được 20% công cạo mủ, tăng năng suất lao động cạo mủ, đồng thời tiết kiệm được lớp vỏ cạo nguyên sinh từ 2,5 – 3 cm /năm. Hơn nữa, việc giảm nhịp độ cạo kết hợp sử dụng chất kích thích mủ làm tăng từ 24 – 52% sản lượng thu hoạch, giảm 25 – 30% lao động trên đơn vị diện tích vườn cây, từ đó góp phần vào việc giảm từ 8 -10% chi phí trực tiếp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tăng từ 22 – 43% lãi ròng hàng năm cho mỗi phần cây.
5. Kích thích mủ cao su:
Áp dụng kích thích có thể giúp làm giảm nhịp độ cạo nhưng vẫn duy trì được sản lượng hợp lý, lâu dài. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, kích thích quá mức chất kích thích sẽ dẫn đến sự suy kiệt, mất mủ.
Hoạt chất kích thích được dùng phổ biến hiện nay là ethephon với các nồng độ 1,25%, 2,5%, 5% và số lần bôi biến thiên từ 2 – 6 lần/năm tùy dòng vô tính, tuổi cây và tình trạng sinh lý cây.
6. Máng chắn nước mưa cây cao su:
Vùng Đông Nam bộ có số ngày nghỉ cạo do mưa là 11 ngày, số ngày cạo trễ từ 33 – 39 ngày; vùng Tây Nguyên số ngày nghỉ cạo lên đến 39 ngày. Sử dụng máng chắn nước mưa có thể làm gia tăng sản lượng từ 5% – 8%, có trường hợp  tăng được 10% sản lượng. Ngoài việc gia tăng được sản lượng, máng chắn nước mưa còn hạn chế được bệnh loét sọc mặt cạo, giảm chi phí phòng trị bệnh, tăng thu nhập cho người cạo mủ.

       ThS. ĐỖ KIM THÀNH,(Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam) – caosu.net
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay