351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Năm nay, thời tiết thay đổi thất thường và có phần khắc nghiệt, nhiệt độ không khí lại liên tục tăng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phấn trắng phát triển hàng loạt và lây lan trên diện rộng. VRG đã khuyến cáo và kịp thời chỉ đạo các công ty tập trung trị loại bệnh này.

Bệnh lây lan trên diện rộng

Theo Ban Quản lý kỹ thuật VRG, hiện bệnh phấn trắng đã xuất hiện trên vườn cây các công ty cao su Bà Rịa, Đồng Phú, Đồng Nai, Tây Ninh, Dầu Tiếng, Chư Păh, Chư Sê, Mang Yang, Kon Tum… Thống kê sơ bộ cho thấy, chỉ riêng khu vực miền Đông, diện tích vườn cây cao su khai thác bị nhiễm bệnh phấn trắng mức độ từ trung bình đến nặng chiếm khoảng 50% diện tích cây khai thác. Tuy nhiên, theo Ban QLKT đây là bệnh năm nào cũng xảy ra và chưa phải là năm có diện tích cây khai thác bị bệnh nặng nhất. Ban đã và đang theo dõi tình hình bệnh và có sự chỉ đạo chặt, kết hợp với các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đến kế hoạch khai thác của các đơn vị trong năm 2011.

Còn theo Viện NCCS VN, bệnh phấn trắng lá do nấm Oidium heveae Steinm gây ra. Bệnh phân bố khắp các vùng trồng cao su, tập trung vào mùa thay lá hàng năm. Tác hại của bệnh là gây rụng lá non và hoa cao su, phổ biến khi cây vào mùa thay lá, ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cao su ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là trong thời kỳ khai thác sẽ kéo dài thời gian ra lá, cây bị mất sức; bộ lá – phần quang hợp quan trọng của cây sẽ lâu ổn định, mở miệng cạo trễ dẫn đến năng suất, sản lượng mủ giảm.

Triệu chứng của bệnh: nấm trắng xuất hiện ở hai mặt lá, lá có màu nâu và xanh nhạt là giai đoạn mẫn cảm nhất, nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù lá sẽ bị rụng hàng loạt. Sau giai đoạn này lá không bị rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lổ có màu nâu trên phiến lá. Sau khi bị nấm xâm nhiễm từ 7-10 ngày, nhiều bào tử hình thành trên vết bệnh có bột màu trắng hai mặt lá và nhiều ở mặt dưới lá. Lá rụng từng lá chiết một để trơ cuống, sau đó những cuống này cũng bị rụng. Các dòng vô tính bị nhiễm bệnh nặng như: VM515, PB235, PB255, RRIV 4, GT1…

Bệnh phấn trắng được phân thành 5 cấp bệnh: cấp 1, trên cành đốm trắng hoặc đốm dầu nhìn lâu mới thấy bệnh. Lá ổn định xanh đậm; cấp 2, ¼ số lá trên cành có bệnh, đốm bệnh rải rác trên lá. Tán xanh và có lá non rụng; cấp 3, ½ số lá có bệnh. Tán lá xanh đọt chuối và có vài cành rụng lá; cấp 4, nấm phủ kín lá hoặc 1/2 số lá héo, lá biến dạng. Tán lá xanh đọt chuối hơn 1/2 số cành rụng hết lá, lá còn lại quăn vàng và rụng nhiều dưới đất và cấp 5, nấm phủ kín lá hoặc 1/2 số lá héo, lá biến dạng. Hơn 1/2 số cành rụng hết lá. Trên cành chỉ còn lại cuống lá, lá phủ kín đất. 

Xử lý bệnh phấn trắng

Để đề phòng bệnh phấn trắng, các đơn vị phải thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp, kịp thời. Ở những vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn cây năm trước đã nhiễm bệnh, căn cứ vào sự ra lá mới để quyết định xử lý bằng cách phun thuốc trực tiếp lên cây ngay trong mùa bệnh. Đối với vườn nhân, vườn ương và vườn cây KTCB, sử dụng một trong hai loại thuốc là bột lưu huỳnh thấm nước (Kumulus, Sulox) nồng độ 0,3%, hexaconazole (Anvil 5SC, Callihex 50SC) nồng độ 0,15% hoặc hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Arivit 250SC, Vixazol 275SC…) nồng độ 0,2%. Khi pha thuốc chỉ sử dụng nước sạch, không có tạp chất, không sử dụng nước phèn. Cách pha theo các bước sau: Cho 1/3 lượng nước sạch vào bình phun. Tiếp theo cho đủ lượng thuốc, chất bám dính… vào và sau đó lắc bình hay quậy đều để cho thuốc tan hoàn toàn. Cho 2/3 lượng nước còn lại lắc hay quậy đều để tạo dung dịch đồng nhất trước khi phun.

Phun thuốc lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng phun khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày vào buổi sáng ít gió. Đối với vườn cây đang thu hoạch mủ, áp dụng biện pháp xử lý gián tiếp như tăng cường phân bón vào cuối mùa mưa, tăng lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định, vệ sinh vườn cây ngay trong và sau khi rụng lá.

Tuy nhiên, theo Ban QLKT, cái khó hiện nay khi xử lý bệnh phấn trắng ngoài yếu tố diễn biến bất thường của thời tiết thì phương tiện xử lý bệnh còn hạn chế. Máy phun thuốc chuyên dụng còn quá ít, trong khi bệnh lây lan trên diện rộng. Ngoài ra, cây cao su khai thác quá cao, vòi phun máy thủ công không vươn tới. Trong đợt dịch bệnh Corynespora năm 2010, một số đơn vị đã nhập máy phun cao áp AJ-401-LH từ Malaysia. Được biết, hiện có 17 chiếc máy AJ-401-LH được các đơn vị như Đồng Phú, Dầu Tiếng, Bình Long, Tây Ninh, Bình Long mua về sử dụng thử nghiệm trừ bệnh Corynespora và các bệnh khác. Nếu đạt hiệu quả như mong muốn, VRG sẽ cho các đơn vị nhập về sử dụng và những khó khăn trên sẽ được giải quyết.

 P.T (caosuvietnam.net)
Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay