351, ấp 3, Bến Củi

Dương Minh Châu, Tây Ninh

0395 41 51 21

Zalo , Facebook

T2 - CN : 7:30 - 19:00

Liên hệ tư vấn và báo giá

Như NNVN đã thông tin, dịch “ết” bệnh rụng lá cao su do nấm Corynespora cassiicola đang hoành hành ở miền Đông Nam Bộ, gây nên sự thiệt hại to lớn.

Theo nhiều người thì nấm Corynespora cassiicolm không phải là “bất trị” nhưng việc phun thuốc thế nào và tạo môi trường để hạn chế nguy cơ tái nhiễm lại là nan giải.

Theo ông Nguyễn Hữu Huân, PCT Cục BVTV, khoảng cuối tháng 9 thì Cục sẽ mở hội thảo khoa học về vấn đề này. Trong lúc chờ đợi, NNVN xin giới thiệu bài viết của một phòng thí nghiệm tư nhân – Cty Điền Trang.

Lịch sử ngành sản xuất cao su thiên nhiên đã ghi nhận loại bệnh nguy hiểm này đã xuất hiện từ thập niên 1950 và gây hại hầu hết các quốc gia trồng cao su như Malaysia, Srilanka, Indonesia… Trong những đợt dịch nấm lan rộng thiệt hại lên đến 20% sản lượng mủ cao su.

Bệnh vàng lá, rụng lá cao su xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1999, nhưng mức độ gây hại không đáng kể. Hiện nay, bệnh vàng lá do loài nấm này đang lan rộng khắp các vùng trồng cao su như: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai…

Tác nhân gây bệnh do nấm Corynespora cassiicola họ: Moniliaceae, bộ: Moniliales. So sánh hình thái của nấm phân lập từ lá cao su từ các trang trại cao su Tây Ninh và Corynespora cassiicola được mô tả bởi Lori M.Carris, Mỹ 1989. (Tài liệu: Fungi colonizing cysts of Heteroclera glycines) thấy không có gì khác biệt.

Corynespora cassiicola thuộc nhóm nấm bất toàn, khuẩn ty có màu xám viền trắng. Trong môi trường PDA khuẩn lạc có màu xám đặc trưng. Sau cấy 5-7 ngày (đĩa petri đường kính 9cm) khuẩn lạc phủ kín đĩa.

Bào tử trên lá cao su có hình trụ hoặc hình chùy, có nhiều vách ngăn. Bào tử nấm Corynespora cassiicola phát tán rất nhanh qua gió, nước và tồn tại trong môi trường điều kiện bất lợi 3-4 tháng.

Bào tử nấm có khả năng nảy mầm và tấn công vào các mô lá già lẫn lá non, cũng như chồi non, cuống lá… Do nấm tiết ra độc tố cực mạnh nên chỉ cần 3-4 vết bệnh trên lá cây sẽ bị rụng. Khi lá rụng nhiều dẫn đến khả năng quang hợp giảm, gây giảm năng suất nhanh chóng chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh:

Bệnh xuất hiện vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao.

Vết bệnh trên lá có màu xám, đen, có khi bị thủng đường kính 2-3mm xuất hiện đều khắp mặt lá. Lá sẽ bị rụng rất nhanh khi xuất hiện các vết bệnh.

Trên cuống lá xuất hiện các vết nứt, chảy mủ và gây rụng lá nhanh chóng dù phiến lá không có vết bệnh.

Phòng trị bệnh:

Khi trồng phải lựa chọn các giống kháng bệnh theo khuyến cáo, của các nhà chuyên môn không trồng các dòng vô tính đã bị nhiễm bệnh.

Sử dụng thuốc trị nấm có hoạt chất Hexaconazole/ hoặc Carbedazim phun 1.000L/ha

Biện pháp canh tác hữu cơ:

Hiện nay, việc bón phân hữu cơ cho cây cao su hầu như chưa được bà con nông dân chú trọng dẫn đến mất cân bằng sinh thái môi trường đất. Hệ vi sinh vật suy giảm đã làm cho nấm bệnh, đặc biệt là nấm Corynespora cassiicola có điều kiện phát triển và phát tán rất nhanh trong mùa mưa ẩm độ của không khí bão hòa.

Vì vậy, việc bón phân hữu cơ là một trong những giải pháp quan trọng cần được quan tâm thúc đẩy. Trong khi bệnh vàng lá, rụng lá đang có chiều hướng lây lan nhanh việc bón phân hữu cơ có chứa nấm đối kháng trichoderma là một giải pháp rất hữu hiệu. Ngoài việc giúp cho bộ rễ cây phát triển, đất giữ ẩm tốt đồng thời nấm đối kháng trichoderma sẽ tấn công các mầm bệnh corynespora và các loai nấm bệnh khác có trong đất.

Việc phun các chế phẩm sinh học có chứa trichoderma lên tán cây cũng là một giải pháp rất tốt nhằm đưa các bào tử nấm đối kháng phát tán rộng rãi trong môi trường của vườn cao su tạo nên một hệ thống phòng thủ hữu hiệu lâu dài. – Caosugiong.com

Hải Long  –  Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam

  

Liên hệ ngay
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Gọi ngay